
Nội dung bài viết:
Mạch đấu sao tam giác là gì?
Khi khởi động động cơ sản xuất, đặc biệt là những động cơ hàng nặng, dòng điện phải tăng gấp 5-9 lần mới có thể đáp ứng được. Nếu không sử dụng mạch đấu sao tam giác rất dễ gây ra trạng thái quá tải điện hoặc sụt áp. Vậy mạch sao tam giác là gì? Thực tế, mạch sao tam giác là thuật ngữ để chỉ mạch dùng để giảm dòng điện lúc khởi động cho động cơ không đồng bộ 3 pha roto lồng sóc. Khi bắt đầu, động cơ sẽ khởi động dưới dạng hình sao sau khi tăng tốc đến 75% thì động cơ sẽ chuyển sang chế độ tam giác.

Sử dụng mạch sao tam giác trong trường hợp nào?
Vậy thông thường, mạch tam giác được sử dụng trong trường hợp nào, tại sao cần mạch sao tam giác thay vì các thiết bị khác? Có khá nhiều cách để khởi động động cơ một cách an toàn, tuy nhiên không cách nào là hoàn hảo. Do vậy, mạch sao tam giác chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định như:
- Động cơ cần khởi động có công suất < 7kW, công suất lớn hơn thì cần sử dụng biến tần hoặc khởi động mềm.
- Xem xét hạn chế đặc tính tải của động cơ trong quá trình vận hành.
- Cần lựa chọn công suất trạm điện và tần suất khởi động phù hợp với mạch.
Mạch sao tam giác sử dụng chế độ kết nối dây trong mạch điện 3 pha. Khi vận hành ở chế độ sao 3 dây cuộn kết nối chung thành 1 điểm gọi là điểm chung tính. Khi vận hành ở chế độ tam giác, đầu dây cuộn này sẽ kết nối với của dây cuộn khác tạo thành hình tam giác.
Công thức chuyển đổi mạch khởi động sao tam giác
Để chuyển đổi mạch sao tam giác, người ta sử dụng định luật Kirchhoff hoặc kỹ thuật chuyển đổi mạch sao tam giác để đơn giản hóa phép tính.

Dưới đây là công thức mạch sao tam giác thường gặp:
Đấu sao tam giác có tác dụng gì?
Moment khi mở máy của động cơ 3 pha phải lớn hơn moment cản của tải thì động cơ mới hoạt động một cách bình thường. Nhiệm vụ của mạch sao tam giác là giảm dòng điện khi động cơ 3 pha khởi động. Khi sử dụng mạch sao tam giác dòng điện khởi đầu có thể cao gấp 5 lần so với khi hoạt động bình thường.
Nếu không giải quyết tình trạng dòng điện đột ngột tăng cao thì động cơ có thể sảy ra nhiều vấn đề như sụt áp nguồn điện, hỏng hóc một số linh kiện. Một ví dụ thường thấy nhất trong cuộc sống đó chính là việc bạn khởi động ti vi thì các bóng đèn bị mờ khiến ti vi tắt nguồn.
Trong khi đó, khi khởi động ở chế độ sao, dòng điện có thể giảm khoảng 3 lần so với khi chạy ở chế độ tam giác. Đồng nghĩa là moment xoắn cũng bị giảm đi 3 lần so với bình thường.
Nguyên lý và cấu tạo mạch khởi động sao tam giác
Vậy để khởi động mạch sao tam giác một cách an toàn bạn cần tuân theo nguyên lý hoạt động nào và cấu tạo của mạch ra sao? Hãy tiếp tục theo dõi bài viết để biết thêm thông tin chi tiết!
Cấu tạo của mạch sao tam giac
Thông thường một mạch sao tam giác có cấu tạo như sau:
- Contactor: 3 contactor K1, K2, K và 1 rơ le gắn trực tiếp với contactor K bảo vệ động cơ khỏi tình trạng quá tải ở cả 2 chế độ.
- CB (aptomat): bao gồm MCCB dùng để đóng cắt nguồn điện, bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực và 1 CB 10A dùng để đóng cắt cho mạch điều khiển.
- Rơ le thời gian: dùng để chuyển mạch tự động sang chế độ sao sau một thời gian cố định.
- Một số thiết bị khác: nút ấn ON/OFF, đèn báo hiệu,…
Nguyên lý đấu sao tam giác
Nguyên lý khởi động mạch sao tam giác khá phức tạp nếu bạn không có đủ kiến thức về thiết bị này. Khi contactor K và K1 đóng nghĩa là mạch đang vận hành ở chế độ sao. Khi contactor K và K2 đóng nghĩa là mạch đang vận hành ở chế độ tam giác. Do đó ta có nguyên lý khởi động mạch sao tam giác như sau:
- Nhấn nút ON tại k13, k14 thì mạch điều khiển contactor K và K1 đóng. Mạch chuyển sang chế độ sao. Khi tốc độ động cơ đạt khoảng 75% thì ngắt K1 và đóng K2. Mạch sẽ chuyển sang chế độ tam giác.
- Để đảm bảo tính chính xác cho cả quá trình, người ta sử dụng bộ đếm rơle thời gian để điều khiển.

Sau một khoảng thời gian cài đặt trước tại tiếp điểm T55-56 mở ra khiến cho điểm S (A1-A2) mất điện. Lúc này, tiếp điểm T67-68 sẽ đóng lại để tiếp điện cho tam giác. Contactor tam giác đóng lại, contactor sao S được mở ra, mạch điện chuyển sang chế độ sao tam giác.
Một số thông tin có thể bạn chưa biết về mạch khởi động sao tam giác
- Nếu cần truyền tải điện năng ở khoảng cách xa nơi phân phối điện, bạn nên sử dụng chế độ sao.
- Máy phát điện hàng ngày thường được đấu ở chế độ sao để đảm bảo việc nối đất tốt.
- Động cơ 3 pha có thể sử dụng chế độ sao hoặc tam giác tùy theo yêu cầu và ứng dụng.
- Cuộn dây sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp sử dụng cả 2 chế độ trong mạch sao tam giác.
Lời kết
Trên đây là những thông tin chi tiết về mạch sao tam giác, hy vọng rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm kiến thức hữu ích và lựa chọn chế độ mạch điện thích hợp cho thiết bị của mình!