Bảo trì tủ điện công nghiệp
Tủ điện công nghiệp là một thiết bị quan trọng trong các công trình điện. Chúng đóng vai trò điều khiển hệ thống cung cấp điện cho một hệ thống phụ tải, đặc biệt là những nơi cần cung ứng điện với công suất lớn. Do phải hoạt động liên tục nên việc bảo trì tủ điện công nghiệp rất được coi trọng. Vậy chúng ta cần bảo trì theo quy trình nào? Hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây của HYEC để có hướng dẫn chi tiết về hoạt động này nhé! 

Hướng dẫn quy trình bảo trì tủ điện công nghiệp hiệu quả

Tủ điện công nghiệp là một thiết bị có cấu tạo khá phức tạp, cần có sự hiểu biết và kinh nghiệm mới có thể đem lại hiệu quả cao. Vậy làm sao để đạt hiệu quả ở mức độ cao nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lý do nên bảo trì tủ điện, vai trò của các kỹ sư cũng như các bước trong quy trình bảo trì nhé!

Hướng dẫn bảo trì tủ điện công nghiệp hiệu quả
Hướng dẫn bảo trì tủ điện công nghiệp hiệu quả

Lý do nên bảo trì tủ điện công nghiệp định kỳ

Tủ điện công nghiệp giúp bảo vệ người dùng khỏi những thiết bị điện nguy hiểm. Bên cạnh đó, chúng còn bảo vệ các thiết bị bên trong như: cầu giao, cầu chì, mạch chuyển, thiết bị đóng cắt/thiết bị điều khiển,… khỏi các yếu tố môi trường. 

Trong quá trình sử dụng, tủ điện có thể gặp hỏng hóc, trục trặc điển hình như: động cơ chạy không êm ái, không đạt hiệu suất như mong đợi, linh kiện bị hỏng, giảm độ bền và tuổi thọ của tủ,… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, tuy nhiên chủ yếu vẫn đến từ việc vận hành không chính xác và không bảo trì thường xuyên. 

Chính vì lý do này, việc bảo trì tủ điện công nghiệp trở nên vô cùng quan trọng. Thực hiện đúng và hiệu quả thì tủ điện sẽ vận hành tốt hơn, tránh các sự cố hỏng hóc không đáng có. Từ đó giúp người dùng tiết kiệm thời gian và chi phí sửa chữa, đồng thời kéo dài tuổi thọ của thiết bị này. 

Vai trò của kỹ sư bảo trì tủ điện công nghiệp

Trong hoạt động bảo trì tủ điện công nghiệp thì kỹ sư có vai trò quan trọng nhất, quyết định mức độ hiệu quả của quy trình. Cụ thể như sau: 

  • Kỹ sư bảo trì là người đầu tiên phát hiện ra sự cố, trục trặc cần bảo trì bảo dưỡng của tủ điện công nghiệp. Việc định hướng đúng và phát hiện đúng sự việc khiến quy trình bảo trì đi đúng hướng và giảm thiểu chi phí vào những công đoạn không cần thiết. 
  • Kỹ sư là người trực tiếp tiến hành việc bảo trì tủ điện công nghiệp. Do đó, kỹ sư bắt buộc phải có kiến thức chuyên môn, tận tâm với nghề và có thái độ lịch thiệp với khách hàng mới có thể đem lại một quy trình bảo trì hiệu quả nhất. 
  • Kỹ sư cũng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, trao đổi về sự cố gặp phải và đưa ra giải pháp thay thế linh kiện kịp thời cho tủ điện công nghiệp. Do đó, việc tủ điện có lựa chọn được thiết bị phù hợp và chất lượng hay không phụ thuộc rất nhiều vào người kỹ sư bảo trì. 
Vai trò của kỹ sư trong bảo trì tủ điện công nghiệp
Vai trò của kỹ sư trong bảo trì tủ điện công nghiệp

Các bước bảo trì tủ điện công nghiệp

Để bảo trì tủ điện công nghiệp một cách hiệu quả, bạn cần thực hiện theo những bước sau đây: 

Bước 1. Ngắt nguồn điện cấp cho tủ điện công nghiệp trước khi tiến hành bảo trì. Đây là bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất giúp bảo vệ an toàn cho người kỹ sư và các thiết bị bên trong được ở trạng thái nghỉ dưỡng khi bảo trì hoặc thay thế. 

Bước 2. Kiểm tra rơ le điều khiển và bảo vệ của tủ điện công nghiệp. Bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng từ quan sát bên ngoài đến bên trong. Lưu ý, xem xét các ốc vít, đinh vít đã được cố định chặt hay chưa, các mối hàn có thể nhìn thấy được có chắc chắn và lâu bền hay không. Sau khi kiểm tra kỹ càng thì điều chỉnh cuộn dây rơ le sao cho phù hợp với khả năng vận hành của tủ điện công nghiệp. 

Các bước bảo trì tủ điện công nghiệp
Các bước bảo trì tủ điện công nghiệp

Bước 3. Tiếp theo bạn cần kiểm tra và làm sạch aptomat cũng như khí cụ điện. Quy trình kiểm tra có thể diễn ra như sau: 

  • Làm sạch, siết các bu lông của đường dây dẫn điện bằng cờ lê (tránh dùng kìm vặn gây móp méo linh kiện)
  • Kiểm tra bộ phận chuyển động và áp lực lò xo, làm sạch các mạch điều khiển, tín hiệu và tự động. 
  • Kiểm tra tiếp điểm động, sau đó bạn thử đóng aptomat bằng mạch tự động hoặc bấm nút điều khiển ở khoảng cách xa và quan sát thời gian đóng mở.
  • Kiểm tra và làm sạch tiếp điểm chính, hộp dập tắt hồ quang,.. thay thế các linh kiện nếu cần thiết. Sau đó, kiểm tra cách điện cầu giao.
  • Cuối cùng, bạn cần tiến hành đo và kiểm tra điện trở các cuộn dây duy trì, cuộn dây đóng mở,… 

Lưu ý: sử dụng giẻ tẩm xăng hoặc giẻ khô để làm sạch các thiết bị, tuyệt đối không dùng các vật cứng sắc nhọn.

H2: Lời kết

Bảo trì tủ điện công nghiệp là một hoạt động hết sức cần thiết trong quá trình vận hành của thiết bị. Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn đọc đã thấu hiểu được tầm quan trọng của hoạt động này và tiến hành bảo trì theo đúng quy trình để đem lại hiệu quả cao nhất. 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.